Giả thuyết: Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư – Phạm Hùng Sơn
II – KHÔNG GIAN CHIỀU THỨ 5!
(Ký Sự Ngục Thứ 12)
Tôi tự nhủ và xác quyết một cách vững vàng rằng; Trước mặt tôi đích thị là sông Nại Hà trong truyền thuyết!
Mặc dù cảnh giới xung quanh, không mô phỏng giống như những gì tôi đã được biết qua sách sử, từng mô tả về dòng sông này. Tôi ý thức một cách rất rõ ràng là mình vừa bước qua cánh cổng của không – thời gian 4 chiều. Bởi thế giới mà tôi đang lạc bước vào, vốn là miền địa phương của “Ty Xứ”. Một nơi mà Nhà Phật gọi là chốn “tưởng xứ địa phương”, đối với ngôn ngữ cũng như tư duy nhân loại của chúng ta.
Giữa đêm hoang lạnh. Sương đêm mờ ảo che phủ dày đặc. Trước mắt tôi chập chờn hiện ra là một cảnh giới rất dị thường! Trong nhất thời lúc đó, tôi không hề biết rằng mình vừa bước vào không gian chiều thứ 5. Do cảnh vật đầy ảo mị đó, có vẻ như thôi miên ý thức tôi mà sự hiếu kỳ cứ thúc giục tôi dấn bước tới.
Trong thế giới của không gian chiều thứ 5 năm này. Mật độ vật chất dày đặc đến nỗi; Không gian xóa nhòa mọi ranh giới cảnh vật thành một màu đen mờ đặc. Hơi thở quyện đầy không khí nặng. Thời gian cũng bị che khuất mọi thông tin về nó. Thậm chí khái niệm thời gian dường như không hiện hữu nữa rồi. Tôi chỉ có thể mô tả là không biết đã bao lâu, tôi dò dẫm đi chập chờn một cách nặng nề như thế…
… Và rồi trước mắt tôi, trong không gian mờ đục, thấp thoáng hiện ra một dòng sông chắn ngang! Tôi định thần nhìn kỹ thì thấy đó là một dòng sông cạn trơ đáy! Bất giác, tôi cố gắng nhìn quanh… Và thấy chiếc cầu bắc ngang sông ở ngay phía trước mặt.
Như tôi đã diễn tả ở những dòng mở đầu; Khi nhìn thấy chiếc cầu bắc ngang sông. Tôi biết mình đang đứng trước dòng sông huyền thoại đầy ám mị của không gian chiều thứ 5. Đó là dòng sông chắn ngang ranh giới của miền “Ty Xứ”. Theo truyền thuyết thì trên trời dường như có sông Ngân Hà. Dưới đất thì hiện diện sông Hằng Hà. Và Âm Phủ cũng tàng ẩn sông Nại Hà!
Trong cội nguồn văn hóa của người Việt, có đôi chút khác biệt với người Hoa, khi mô tả về dòng sông này. Ví như cây cầu bắc qua sông Nại Hà chỉ đơn độc mỗi một cây cầu bằng tre mà thôi. Nó không phải là cây cầu bằng đá. Cây cầu dẫn vào âm phủ, chính xác phải được cấu tạo chỉ là một cây tre đơn độc. Được bắc dập dềnh ngang sông Nại dài mịt mù. Không hề có lan can, tay vịn hoặc cây chống gì cả! Mọi linh hồn khi nhập âm ty, nhất định phải đi qua trên cây cầu tre ấy. Phía bên dưới là một dòng sông mà nước là máu tanh hôi đen thẳm. Dòng sông máu đấy vốn là kết huyết tinh từ những kẻ chết oan khốc bị lạc hồn, lạc phách. Trong dòng sông thì đầy rẫy những thuồng luồng, rắt rít. Chực chờ những linh hồn nào đi ngang qua mà tranh nhau nhảy lên, hòng đớp lấy mà lôi xuống dưới.
(…Nhấn đoạn bổ sung…:
… Có một nguyên lý để hình thành dòng sông đầy máu oan hồn này. Tôi cũng nhất định phải mô tả cho chúng ta hiểu thêm. Thường thì con người có đủ 3 hồn và 7 phách (vía) đối với Nam. Riêng người Nữ thì có đến 9 phách. Hồn thì ngụ trong máu huyết, Phách thì lại trú trong dịch tinh (tuỷ…). Do hồn ngụ ở trong máu nên ta thấy máu chảy, khi nhìn vào đấy, ta thường có cảm giác ớn lạnh hay khiếp đảm. Lúc chết, máu cạn đông lại hoàn toàn thì linh hồn cũng theo đó mà thoát ra hết. Riêng thể phách rất dễ tán, nên rất khó ra hết được một lượt. Nếu linh hồn ra đủ 3 và thể phách cũng ra đủ 7 thì người đó nhất định chuyển kiếp (đầu thai) rất nhanh. Nếu như chưa đủ phách thì linh hồn còn phải vất vưởng mà chờ hội tụ cho đủ phách mới có thể chuyển kiếp được. Vì nguyên do đó cho nên ta thấy khi chết; Nhất định phải quàng thi thể lại 3 ngày. Mời các vị lại với tiếng kèn trống, đọc kinh, gõ mõ… với mục đích là để nhanh siêu thoát. Tuy các vị ấy cũng không thể hiểu nguyên do từ đâu, chỉ một mực tin như thế là đủ. Bởi những điều này nằm ngoài khả năng tư duy của họ.
Ví dụ: Do bản tính nhẹ và hay tán. Nên khi chết, thể phách tán ra bởi những chấn động kể cả âm thanh xung quanh và tiềm ẩn trong thi thể mà không thoát ra được. Mục đích của tiếng kinh, mõ, trống, kèn nói chung. Cốt là làm bão hòa mọi âm thanh bất chợt khác. Từ đó thể phách mới dần tụ lại và thoát ra bên ngoài để hội cùng linh hồn được. Chứ thỉnh thoảng lại có một tiếng động (nhất là giữa đêm khuya vắng lặng) thì thể phách đang tụ, lại thình lình tán ra mất, không thoát ra được. Ta có thể nhận được điều này qua những biểu hiện:
Khi ta nhìn vào một cái xác nào, mà ta cảm thấy rất yên bình, thì đó là hồn và phách đã ra hết. Khi phách còn thì ta cảm thấy có điều bất an, gợn sợ khi nhìn vào xác. Và thường thì những xác này hay bị xì hơi, gây mùi rất khó chịu cho mọi người xung quanh.
Về phần linh hồn nếu những ai chết bởi tai nạn nói chung. Máu của họ nếu chảy ra nhiều và bị thấm vào đất. Linh hồn sẽ bị vương ở đó không tan được. Rất khó để chuyển kiếp. Lạc phách đã khó chuyển kiếp rồi, lạc hồn thì lại càng khó hơn. Và máu của những người này thấm qua đất, hòa cùng máu của muông thú mà tụ lại thành dòng sông Nại Hà này, chảy qua trước cửa âm phủ đó vậy).
Qua vài dòng lưu ý chung như thế. Sau đây ta lại tiếp tục trở lại đề tài dở dang do nhấn đoạn vừa rồi:
… Chỉ lạ mãi một điều, vì trước mắt tôi chỉ là một dòng sông đã khô cạn, trơ đáy?! Tuy thoáng ngạc nhiên, tôi cũng sang sông theo cách: Đi bộ một cách chậm rãi trên những hòn đá dưới lòng sông cạn mà qua sông. Bởi sông cạn trơ, không nhất thiết phải đi trên cây cầu tre để vào Ty Phủ mà làm gì.
Cảnh giới bên kia âm phủ càng khiến tôi càng lạ lùng và ngạc nhiên hơn nữa. Bởi trước cửa âm ty không hề thấy bất kỳ một Đầu Trâu, Mặt Ngựa nào ra đón hoặc chặn lại cả! Thậm chí hoàn toàn vắng lặng, bất kể bộ dạng của bất kỳ Quỷ Xứ bao gồm Viễn Quỷ hoặc Cận Quỷ nào lai vãng trong xứ quỷ !?
Đã thế, Tôi chẳng màng nện trống ngục trước trước Ty Động làm gì. Cứ thế mà nhập Sở Ty… Cảnh giới bên trong vẫn hoàn toàn khác xa và rất khác như những gì mà tôi đã từng được biết qua sách sử đã mô tả lại. Các cửa ngục mà tôi đã đi qua, tuyệt nhiên không hề thấy bất kể một ma nào lảng vảng cả!? Quanh vách của mỗi ngục, vẫn còn treo lủng lẳng đầy những dây xích sắt, âm vào vách tường đá, thả bông thỏng xuống mà không có một ai bị giam giữ!
Khi tôi vào tới cửa ngục cuối cùng. Ngục thứ 12. Thật bất ngờ khi ngục này vẫn còn mở, so với 11 cửa ngục trước đó. Và tôi chợt nhìn thấy linh hồn kẻ tội đày không thể siêu thoát trong cửa ngục cuối cùng này lại là Thanh Đề!
Tôi nhớ lại theo như kinh sách của Nhà Phật có ghi chép lại quá khứ tội lỗi của bà Thanh Đề đã gây ra. Do tội đó quá nặng, cho nên hiện vẫn chưa có cách nào thoát khỏi gông cùm cũng như hình phạt, nơi cửa ngục cuối cùng này được.
Ngẫm lại chuyện quá khứ mà bà Thanh Đề từng gây ra. Xem xét sâu xa hơn nguyên nhân nào mà khiến bà phải hành động như thế? Chẳng qua vì bà không muốn để cho con của mình đi tu. Bởi với suy nghĩ của riêng bà thì đó là cả một sự khổ hạnh mà con bà phải chịu thiệt thòi trong tương lai gần. Từ đó khiến bà phải bằng mọi giá ngăn cản con mình nên khiến có hành động như thế. Để rồi tận hôm nay bà vẫn chưa trả hết tội.
Kinh sử còn ghi lại khi Mục Kiền Liên đã đắc đạo. Lúc xuống âm phủ thăm mẹ. Vẫn không có cách nào cứu thoát tội cho mẹ của mình được. Sau đó, như chúng ta đã biết: Lễ Vu Lan báo hiếu hiện nay cũng chính là cứu cánh duy nhất mà bà Thanh Đề lẫn Mục Kiền Liên mong mỏi hằng năm và… hằng năm, hằng năm nữa…
Khi đã tận mắt đứng trước đọa cảnh mà bà Thanh Đề đang phải chịu nơi ngục cuối cùng này. Tôi xét lại chuyện xưa của Mục Liên và Thanh Đề.
Nếu xét theo Đạo thì như thế nhân đã từng xét xưa nay rồi. Và mọi người đều chấp nhận vào cái kết thúc như hiện nay đang diễn ra.
Thế nhưng không một ai có thể dám tư duy ngược lại vấn đề này cả!? Điều này có nghĩa là nếu ta xét ở góc độ của Đời so với Đạo thì sao? Bởi bà Thanh Đề vì thương con với tất cả tấm lòng của một người mẹ. Bà không muốn nhìn thấy con mình chịu khổ hạnh trên con đường tìm Đạo. Bà sẵn sàng làm tất cả để hy vọng ngăn cản con của mình, bằng bất kỳ giá nào, cho dù phải trả đắt. Tóm lại: Bà chấp nhận hy sinh, cốt để con mình không phải chịu khổ hạnh. Với tấm lòng của một bà mẹ yêu thương con đến vô hạn như thế. Với tư duy nông cạn, bà không hề đo lường cũng như biết được hậu quả mà bà phải gặt ở tương lai từ nguyên nhân mình đã gieo. Vì cho dù có tư duy với một tư duy sáng suốt nhất. Thế nhân chúng ta cũng không thể nào hình dung tới những gì phải trả như Thanh Đề đã và đang phải trả cho được.
Xét riêng về Mục Liên thì sao? Chúng ta không đủ đại trí, đại hùng để suy xét rằng: Khi Mục Liên đã đắc quả. Có xuống thăm và mãi tận hôm nay vẫn chưa có thể tự cứu mẹ của mình được!
Về vấn đề này thì tôi đã gợi ý đến đây là quá đủ rồi. Chúng ta hãy tự xét xem sao?
Riêng cá nhân tôi lúc đó. Khi tận sở thị bà Thanh Đề bị hành phạt đã thấy bất nhẫn vô cùng. Tôi không miêu tả cảm xúc hay những gì thuộc tư duy của tôi diễn ra lúc ở đây. Tôi chỉ có thể mô tả rằng mình đã cảm thấy bất nhẫn vô cùng. Cho nên khi thấy bà Thanh Đề cầm ly nước uống, ly nước hóa thành lửa. Tôi liền giật lấy và uống thay, để chia vơi cho tấm lòng của một người mẹ như bà. Lúc bà bưng chén cơm ăn, chén cơm biến ra dòi. Tôi không ngần ngại giành lại và ăn giúp… Thoảng qua tư duy với ý nghĩ… Sao cái đạo lại xử sự hà khắc làm vậy?
Lạ thay! Ngay lập tức, những xích xiềng trên tay của bà Thanh Đề rơi tuột ra tất cả!… Tất cả các Quỷ xứ cũng tan biến đi đâu mất hết !?
Cũng trong sát na, tôi chợt hốt ngộ; Hóa ra tất cả đạo lý tiềm ẩn ở đây là như thế! Nếu ngày trước Mục Liên làm việc này (tôi đã bất chợt làm) cho mẹ. Ắt cứu được mẹ của mình rồi vậy. Đằng này thì Mục Liên đã lấy tay áo cà sa che mắt mà khóc, không dám nhìn cảnh tượng khi mẹ mình ăn dòi và uống lửa khi ấy. Trong khi nguyên nhân mẹ bị đọa đày như vậy là do xuất phát chính từ lòng mẹ đã thương chính mình.
Nếu ngày ấy, Mục Liên chịu hình phạt thay bằng cách ăn, uống thay cho mẹ mình. Ắt đã cứu được mẹ của mình rồi. Bởi Thanh Đề chịu đọa là cũng từ Mục liên mà ra. Như thế, tôi chỉ là người dưng, khác họ lạc qua đường. Cám cảnh nên mới có hành động như thế đối với Thanh Đề. Dĩ nhiên mọi xích xiềng lẫn bất kỳ hình phạt nào cũng đều bị vô hiệu ngay tức thời.
Đó là Đạo.
Hồi ký này là tôi chép lại về sự kiện đã xảy ra trong không gian chiều thứ 5 mà tôi từng trải qua như thế đó. Tôi biết, và tôi ghi lại lại một cách chắc chắn rằng: Bà Thanh Đề đã hoàn toàn được xá tội kể từ thời điểm đó.
Sau khi đã thấy cửa ngục cuối cùng cũng không còn ai. Tôi liền quay trở ra. Ánh trăng muộn giống như con thuyền lơ lững cập bờ phía bên này dòng Ngân Hà. Ánh sáng bàng bạc trải xuống lòng Nại Hà như soi bước cho tôi. Có tiếng gà gáy giục sáng vang lên phía bên kia Nại Hà… Tôi vội bước…
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.