13 – DÒNG SỬ ĐỤC… 1000 NĂM.
Long Hổ Tranh Châu.
Đó là tên của bộ huyệt mạch phong thủy chính của Dân Tộc Việt từ ngàn xưa nay. Theo Phong Thủy. Nếu xét trong thế cuộc ngàn năm. Hễ cứ năm trăm năm luân chuyển một lần nước trong, năm trăm năm đổi thay một lần nước đục! Phàm, nước trong ắt đời sẽ sinh thánh nhân, nước đục thì đời hôn ám. Từ lý giải này, ta sẽ hiểu ý trong bài “Huyền Thoại và Thực Tại” trước đó. Ắt ta nhớ có gã lái đò trên bến Mịch La từng gõ chèo hát: …”Nước sông Tương trong thì ta giặt mũ, nước sông Tương đục thì ta rữa chân” là vì thế.
Bởi nguyên do ta thấy trong giai đoạn Nhà Hán. Thuật Phong Thủy ứng dụng từ Kinh Dịch đã lên đến tột đỉnh. Điển hình như Mã Viện rồi đến Cao Biền về sau. Nhà Hán đã cật lực tiêu hủy toàn bộ văn hóa, sử sách, tóm lại những gì liên quan đến dấu tích của Kinh Dịch đối với dân tộc Việt. Họ trấn yểm, cắt toàn bộ Kinh Mạch huyệt đạo của núi sông hòng bôi xóa toàn bộ những gì thực tại của dòng Âu Lạc nói chung.
Theo riêng nguyên lý của Dịch Liên Sơn thì diễn về khí núi. Cái linh khí núi sông ngàn đời chung đúc anh linh mà sinh nhân kiệt. Về Quy Tàng lại bàn đến dòng thủy lưu. Phàm, sông có lưu chảy thì nước mới trong, từ đó sẽ sinh phận nữ lưu cho đời. Ao tù nước đọng, nghẽn lưu chuyển, mong gì đến hồi trong mà ngóng… Vận, Thời. Nước có lưu chuyển mới có thể nung đúc cho khí núi tuôn ra được. Núi tắc khí, do sông bị chặn nguồn. Nguồn mạch khắp toàn cõi đục ngàu như thế. Lấy gì mà sinh cho được nhân tài mà gánh non sông? Bi cảnh hiện diện như thế, không biết đau lòng cùng vận nước mà nói cuồng ngông mãi được sao?!
Khi Nhà Hán thu phục được Trung Nguyên. Bao gồm từ bờ bắc sông Dương Tử đổ về Hoàng Hà. Phía bờ Nam Dương Tử đang là khu hoang, vắng bóng người sinh sống, do Lạc Long Quân trước đó đã thiên di về Nghĩa Lĩnh. Đến cuối thời loạn Đông Chu, lại Sơn Tinh thêm một lần dời đô vào Tản Viên. Thời Tần Thủy Hoàng thì An Dương Vương đã bỏ ngõ vùng Ngũ Lĩnh. Trong lúc Lưu Bang băng qua Tần Lĩnh trong sự kiện đốt sạn đạo. Lưu Bang đã cho người điều nghiên và phát hiện toàn cõi Ngũ Lĩnh đang bỏ ngõ! Đến khi Triệu Đà (Nam Hán) cướp ngôi, nghiễm nhiên cả vùng Ngũ Lĩnh thuộc bờ Nam Sông Dương Tử đã vào tay Nhà Hán (Bắc Hán).
Cái ranh giới này của người Việt sở dĩ mất đi là do từ Nam – Bắc Hán âm thầm cắt cho nhau trong giai đoạn khuất tất 1000 năm của dòng sử đục, khi Triệu Đà chấp nhận thuần phục Lưu Bang. Triệu Đà đã dùng của dư thừa, cướp được mà giao cho Lưu Bang để giao hòa khi khuất bóng sử đó. Tóm lại: Vùng bờ Nam sông Dương Tử đã bị chiếm đoạt trong giai đoạn 1000 Nhà Hán đô hộ. Tất cả sử sách, mọi dấu vết của việt tộc đã bị Nhà Hán xóa sạch. Những thế hệ tri thức đương thời bị diệt vong. Dân tộc Việt còn lại chỉ là dân đen, mọi đầu mối cội nguồn đã bị đoạn tuyệt kể từ giai đoạn 1000 năm tăm tối vô bờ này. Mọi linh khí nguồn mạch núi sông, Nhà Hán ra sức trấn yểm cho tuyệt anh linh về sau.
(Nhấn đoạn Lưu ý kèm theo…).
Tính theo từng giai đoạn lịch sử; Vào thời Nhiêu, Thuấn, Đại Vũ nói chung. Tộc Bách Việt tính riêng theo dòng truyền di ấn từ Xi Vưu xuống đến Lộc Tục là dứt một giai đoạn. Nguyên do Lộc Tục biết Đại Vũ vốn thuộc dòng Bách Việt. Do yếu tố ngăn cách một phần từ nạn lụt hồng thủy nên lấy dòng Dương Tử làm định giới. Ta suy thấy ông Ích và Đại Vũ mới theo dấu Thần Quy khai sông ra đến dòng Dương Tử (địa phận dòng cha), là tháo được nước về biển, thoát nạn hồng thủy thời đó. Dĩ nhiên do cùng dòng Bách Việt, vả lại bên kia dòng Dương Tử lại thuộc địa phận của dòng Cha, nên Đại Vũ cũng thống nhất kiểm soát từ bờ Bắc dòng Dương Tử là vì thế. Bờ Nam thuộc về Động Đình Lão Quân.
Phía bờ Nam sông Dương Tử cũng vì thế, nên tầm nhìn chung của các nhà học giả trong giai đoạn gần như: Nguyễn Đăng Thục, Kim Định, Trần Trọng Kim v.v…, có thể với tới. Tuy nhiên các vị chưa đủ để nhìn ở một tầng sâu hơn là:
Trong giai đoạn đương thời Hoàng Đế. Người con cả theo Hoàng Đế chinh chiến chính là Thiếu Hạo. Khi gồm thâu thiên hạ về một mối. Dĩ nhiên Hoàng Đế nhất định phải giao cho Thiếu Hạo cai quản khu vực thuộc địa phận của Xi Vưu. Chính vì điều này cho nên ta mới thấy sau đó Hoàng Đế mới giao ngôi kế tục mình cho người con thứ là Chuyên Húc. Đó là lý do tại sao trong danh sách Ngũ Đế cứ nhập nhằng và không có Thiếu Hạo được.
Từ nguyên do này, ta mới nhìn thấy có manh mối ở thời Nghiêu, nhắc đến thường xuyên sự qua lại của tộc Quỷ Phương hoặc Cấn Quỷ. Đó chính là khu vực cung Cấn, thuộc vùng Ngũ Lĩnh vậy. Như thế, kể từ giai đoạn trị thủy thành công, Đại Vũ chỉ cai quản từ bờ Bắc sông Dương Tử trở về phía Hoàng Hà bao gồm của Tộc Hoàng Đế lẫn Phục Hy. Cũng từ giai đoạn tiếp nối này, Lộc Tục xưng Vương định quốc với tên gọi Xích Quỹ. Vốn là vùng Cấn Quỷ của tộc Xi Vưu từ trước đó. Bởi Động Đình Hồ mà Động Đình Lão Quân ngày đó cư ngụ. Chính là Minh Đường của núi Thái Sơn hình thành.
Như thế; Ta xét thấy làm gì có kịch bản nào cho những nhân vật bao gồm như: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai có đất diễn trong phân loạn của sử cảnh này?! Người Trung Quốc đã âm mưu tạo ra ngụy cảnh để hòng lấp mạch dòng sử giai đoạn.
Ta xét thấy do Lạc Long Quân về sau đã dời đô một lần về phương đông Nam, khi sinh ra dòng giống Âu Lạc. Lại đến Sơn Tinh thêm một lần dời đô nữa, nên mới khiến ra ranh giới có phần bị bỏ ngõ. Sự kiện gây nên nỗi cơ đồ chìm đắm bởi từ An Dương Vương. An Dương Vương trước đó vốn lại là dòng 50 con của Mẹ Âu Cơ. Vì thế nên sử mới có chép là cướp ngôi Vua Hùng. Bởi Vua Hùng là dòng 50 con của Cha Lạc Long mà ra cả. Đó là lý do tại sao An Dương Vương lại thờ Thần Kim Quy. Cho nên sự cướp ngôi của An Dương Vương đối với Hùng Vương thuộc về sự kiện nội tộc của Âu Lạc.
Sau nhấn đoạn như trên, ta cùng quay trở lại giai đoạn đang luận giải dở dang khi nãy… Tiếp tục xem xét:
… Nên lúc này Lộc Tục đã rút về khu Động Đình Hồ và dựng nước với hiệu là Kinh Dương Vương. Kiểm soát toàn vùng Ngũ Lĩnh với trung tâm là núi Thái Sơn. Đó cũng là dấu tích các nhà sử học có nhắc đến khu vực bờ Nam sông Dương Tử. Do yếu tố ngăn cách một phần từ nạn lụt hồng thủy nên lấy dòng Dương Tử làm định giới. Sự thật này lịch sử bị bôi xóa từ giai đoạn Nhà Hán, tuy nhiên nó vẫn đi sâu vào văn hóa của người Việt và khắc sâu trên bia miệng, với câu ca dao khẳng định cội nguồn: “Công Cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Như tôi đã từng phân tích và chỉ ra cội nguồn khi trước. Khu vực này vốn là của người Trung Hoa (Trung Hòa) vốn là của Hoàng Đế thuộc tộc Mông Cổ khi xưa. Vậy cho nên người Hán nhất định phải nhận rằng Hoàng Đế là của họ. Có như thế, họ sẽ xem như toàn bộ Trung Hoa là của “tổ tiên” người Hán!? Kỳ thật, Tổ Tiên người Hán vốn thuộc Hạ Hoa (Hoa Hạ) chứ không phải Trung Hoa. Cho nên ta thấy người Hán đã vơ giặc làm Cha mới mục đích chiếm luôn cả cõi Trung Hoa thuộc về mình.
Đây chính là cái lý do tại sao có một số khá đông học giả cũng như sử gia của Trung Quốc xưa nay cứ nhất quyết tổ của họ không phải là Hoàng Đế. Tuy nhiên người Trung Quốc đã hợp thức hóa được cái gọi là ý thức và vô ý thức về sự thật ngang trái này trong trang sử của họ. Đối với người Việt, người Hán đã bằng bất kỳ giá nào nhất định phải bôi xóa và che giấu toàn bộ thực tại này. Bởi tất cả những gì họ có được, đều là thuộc của bộ tộc Âu Lạc kể từ giai đoạn Lưu Bang trở về cội nguồn.
Cho nên kể từ Nhà Hán, họ ra sức phi tang mọi giá trị chứng cứ bằng bất kỳ giá nào.
Và 1000 năm trong giai đoạn tiếp sau đó. Lịch sử dân tộc Việt, tôi diễn tả là đã trở thành “Dòng Sử Đục” của dân tộc. Một giống nòi oai linh, từng là con cháu của Chiến thần và Tiên Nữ khi xưa. Nhà Hán đã ít nhiều đạt được vọng nghiệp của họ là đồng hóa văn hóa bao gồm cả tư tưởng của giống nòi này. Vì thế cho nên dù tôi có chỉ rõ ra sự thật cội nguồn lịch sử đó. Thì không ít kẻ (lẫn khuất quanh đây…) vẫn cứ còn mê ngủ trong trong đêm trường của tư duy tha hóa ngàu đục. Họ chấp nhận thân phận của Giun ( mị tưởng tư duy, Chẩn Thủy Dẫn), Dế v.v…, hơn là dòng dõi Thần Tiên!?
Thật quá đau lòng… và lại; “càng thêm đau lòng hơn” …
Tôi nhắc chừng… Nếu trong kỳ thi Long Hoa Hội là Thuần Ngựa Tiêu Sương thì: Kỳ thi Pháp Hoa Hội chính là đòi hỏi để tìm cho ra những hệ thống sao nào trong Nhị Thập Bát Tú mà Khương Tử Nha hoặc ai; Đã cố ý “Phong Thần” sai lạc trong đó? Tất cả phải cẩn thận trước tòa công luận, nơi thời kỳ cuối. Lưới trời lồng lộng… đã dần hạ…
Ta chỉ xét trong giới hạn chừng 500 năm gần đây thôi. Tính từ lúc Nguyễn Bĩnh Khiêm chỉ rõ tượng trời cho Nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn ngay lập tức lên Yên ngựa trên đỉnh Bạch Mã, thừa lệnh trời (Thừa Thiên) mà mở cõi trời Nam. Xét trong thế cục đấy đến tận hôm nay. Chiến tranh triền miên, chỉ thật sự yên lắng chừng non nữa thế kỷ nay. Đất nước từ Bắc chí Nam, sông bồi lấp, cạn tắc như thế. Thoảng khi có nước chảy thì cũng ngàu đục. Khí núi mong gì mà chung đúc để tuôn trào anh linh. Đất nước mong có anh tài phò vận hay không thì cứ nhìn vào thiên tượng đấy mà suy…
Tạm thời gián đoạn những ý trên vào hồi sau. Ta quay trở lại xem xét từ giai đoạn đầu, khi Nhà Hán gom cơ đồ. Ta thấy dòng tộc Phục Hy bị Hoàng Đế dứt kể từ giai đoạn của Thần Nông. Sau đó thì có được Nghiêu truyền lại cho Thuấn làm đại diện tộc này. Và cho đến giai đoạn Lưu Bang mới lại được gồm thâu lại. Ta thấy đó chính là lý do người Trung Quốc nêu cao tinh thần Nhà Hán.
Ta thấy; Trong giai đoạn nhà Hán, Kinh Dịch đã được phát huy tuyệt đối lĩnh vực Phong Thủy và Quân Sự. Y Học cũng xuất hiện Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Đổng Phụng…
Trong giai đoạn Nhà Đường tiếp nối. Nhà Đường vốn lại trọng dụng Phật Giáo cho nên những học thuật của Kinh Dịch không được phát huy. Mãi cho đến cuối đời đường, đầu Nhà Tống: Giai đoạn này bất chợt xuất hiện Trần Đoàn! Kẻ mà tôi cho là sau Lão Tử, có thể nắm và hiểu đến 30% về Kinh Dịch.
Và bài tiếp đến, chúng ta tiếp tục xem xét dấu vết của… Đồ Nam. Hi Di đã làm gì đối với Kinh Dịch? Và ai là khởi xướng xướng Kinh Dịch trong giai đoạn Nhà Tống? Một giai đoạn mà ngày nay thiên hạ cho là “đỉnh cao của bói Dịch!?”.
Với tôi thì đây chính là giai đoạn khởi loạn Dịch Kinh!
Bạn đọc tự do chia sẻ.