TƯƠNG LAI CỦA TRÁI ĐẤT

QUÁ NHIỀU ĐIỀU ĐỂ NÓI VỚI TƯƠNG LAI TRÁI ĐẤT

Chúng ta đang cùng nhau sống trên trái đất cùng với sự kỳ diệu của hành tinh này.

Môi trường tự nhiên của Trái đất như lòng mẹ bao la, dung dưỡng sự sống muôn loài.

Tất cả tạo thành sự cân bằng để cùng nhau tồn tại. Xã hội loài người với nền văn minh hiện tai đang đạt đến những trình độ phát triển nhất định. Nhưng chúng ta hãy nhìn nhận lại quá trình phát triển đó đã thu được gì và mất những gì.

Để có được sự sống, môi trường tự nhiên hiện tại mà chúng ta đang cùng nhau hưởng thụ không dễ dàng gì trong Vũ trụ bao la này.

Minh họa dựa trên phỏng đoán về một Trái Đất bị thiêu rụi sau khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ trong khoảng 5 tỉ năm tới.[1]

Chúng ta đang nằm trong VÙNG CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC.

              

Trái Đất có thể sống được                                     Trái Đất và các hành tinh khác trong Dải Ngân Hà

Minh họa dựa trên phỏng đoán về một Trái Đất bị thiêu rụi sau khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ trong khoảng 5 tỉ năm tới.[1]

Theo wikipedia:

Tương lai của Trái Đất về mặt sinh học và địa chất có thể được ngoại suy dựa trên việc ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những tương tác trọng lực với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, và sự tăng dần lên trong độ sáng của Mặt Trời. Nhân tố bất định trong phép ngoại suy này là ảnh hưởng liên tục của những công nghệ mà loài người phát minh ra, chẳng hạn như kỹ thuật khí hậu,[2] có khả năng gây ra những thay đổi lớn tới Trái Đất.[3][4] Sự kiện tuyệt chủng Holocen đang diễn ra[5] là hậu quả của công nghệ[6] và những tác động của nó có thể kéo dài tới năm triệu năm.[7] Từ đó, công nghệ có khả năng sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người, để hành tinh quay trở lại nhịp độ tiến hóa chậm hơn chỉ nhờ vào những quá trình tự nhiên diễn ra một cách lâu dài.[8][9]

Minh họa dựa trên phỏng đoán về một Trái Đất bị thiêu rụi sau khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ trong khoảng 5 tỉ năm tới.[1]

Giữa những khoảng thời gian dài tới hàng trăm triệu năm, các sự kiện vũ trụ ngẫu nhiên có khả năng đe dọa tới sinh quyển của Trái Đất trên quy mô toàn cầu và thậm chí gây tuyệt chủng hàng loạt. Chúng bao gồm những sự va chạm với sao chổi hoặc tiểu hành tinh có bán kính từ 5–10 km (3,1–6,2 dặm) trở lên, và một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra trong vòng bán kính 100 năm ánh sáng tính từ Mặt Trời (được gọi là siêu tân tinh gần Trái Đất). Các sự kiện địa chất quy mô lớn khác thì dễ dự đoán hơn. Nếu bỏ qua tác động lâu dài của sự ấm lên toàn cầu, học thuyết Milankovitch dự đoán rằng Trái Đất sẽ tiếp tục trải qua các thời kỳ băng hà ít nhất là cho đến khi kỷ băng hà Đệ tứ kết thúc. Điều này là kết quả của độ lệch tâm quỹ đạo, độ nghiêng trục quay và tiến động của quỹ đạo Trái Đất. Trong chu kỳ biến đổi của các siêu lục địa (chu kì siêu lục địa) đang tiếp diễn, hoạt động kiến tạo mảng có khả năng sẽ tạo nên một siêu lục địa sau 250–350 triệu năm. Trong khoảng 1,5–4,5 tỉ năm tới, độ nghiêng trục quay của Trái Đất có thể sẽ bắt đầu thay đổi một cách hỗn loạn với độ chênh lệch lên tới 90°.

Trong suốt 4 tỉ năm tới, độ sáng của Mặt Trời sẽ ngày càng tăng lên, làm gia tăng lượng phóng xạ Mặt Trời ảnh hưởng tới Trái Đất. Điều này đẩy nhanh tốc độ phong hóa của các khoáng vật silicat, làm giảm hàm lượng cacbon điôxít trong khí quyển. Trong vòng khoảng 600 triệu năm, hàm lượng CO

2 sẽ là không đủ để các thực vật C3 tiếp tục quang hợp. Mặc dù một số các thực vật khác sử dụng phương pháp cố định cacbon C4 vẫn có thể quang hợp với hàm lượng CO

2 thấp tới 10 phần triệu, trong dài hạn toàn bộ thực vật vẫn sẽ không thể sống sót. Sự tuyệt chủng của thực vật, thành phần chủ chốt trong chuỗi thức ăn trên Trái Đất, cũng sẽ làm cho hầu hết các loài động vật diệt vong.[10]

Trong vòng 1,1 tỉ năm tới, mặt trời sẽ sáng hơn 10% so với hiện tại. Điều này khiến cho hiệu ứng nhà kính trong khí quyển Trái Đất không ngừng gia tăng và các đại dương sẽ dần bay hơi hết. Do đó, hoạt động kiến tạo mảng sẽ dừng lại và chu trình cacbon cũng chấm dứt theo.[11] Kết quả là Trái Đất sẽ mất đi từ trường và từ quyển, làm gia tăng tốc độ mất vật chất trong khí quyển vào không gian. Đến thời điểm đó, hầu hết hoặc tất cả sự sống trên Trái Đất sẽ không còn tồn tại.[12][13] Kết cục nhiều khả năng xảy ra nhất là Trái Đất sẽ bị Mặt Trời nuốt chửng vào khoảng 7,5 tỉ năm tới, khi nó đã trở thành một sao khổng lồ đỏ và nở rộng ra tới quỹ đạo Trái Đất.

Tác động của con người

Hiện nay (Thế Holocen) con người đóng một vai trò then chốt trong sinh quyển khi dân số loài người thống trị nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất.[3] Điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt quy mô lớn và đang tiếp diễn của các loài khác trong thế địa chất hiện tại, được đặt tên là sự kiện tuyệt chủng Holocen. Sự biến mất của các loài, 10% tính đến năm 2007, do tác động của con người gây ra được xem là một cuộc khủng hoảng sinh vật.[6] Với tốc độ hiện nay, có nguy cơ khoảng 30% các loài sẽ tuyệt chủng trong vòng 100 năm tới.[14] Sự kiện tuyệt chủng Holocen là hậu quả của môi trường sống bị hủy hoại, sự lan rộng của các loài xâm lấn, hoạt động săn bắn và biến đổi khí hậu.[15][16] Ngày nay, các hoạt động của con người cũng tác động rất rõ rệt tới bề mặt Trái Đất. Con người đã làm biến đổi hơn một phần ba bề mặt đất liền, đồng thời sử dụng khoảng 20% sản phẩm của hoạt động sản xuất sơ cấp toàn cầu.[4] Hàm lượng cacbon điôxít trong khí quyển đã tăng gần 30% kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.[3]

Một cuộc khủng hoảng sinh vật kéo dài được dự đoán là sẽ để lại hậu quả trong ít nhất 5 triệu năm.[7] Nó có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học và sự đồng nhất hóa trong các vùng sinh vật, cùng với sự sinh sôi của các loài cơ hội như động vật gây hại và cỏ dại. Các loài mới cũng có thể sẽ xuất hiện; cụ thể là những sinh vật có khả năng phát triển trong các hệ sinh thái mà loài người thống trị sẽ nhanh chóng đa dạng hóa thành nhiều loài mới. Các vi sinh vật nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi từ môi trường giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên sẽ không có loài động vật không xương sống mới nào xuất hiện và các chuỗi thức ăn có thể sẽ bị rút ngắn.[5][17]

Nhiều kịch bản dựa trên những nguy cơ có khả năng tác động lên Trái Đất trên quy mô toàn cầu đã được đưa ra. Từ quan điểm của con người, chúng có thể được chia thành các nguy cơ sống sót được và các nguy cơ chết người. Những nguy cơ con người tự mang đến cho chính mình bao gồm biến đổi khí hậu, sử dụng sai công nghệ nano, thảm họa hạt nhân, chiến tranh với một siêu trí thông minh nhân tạo, một dịch bệnh do kỹ thuật di truyền tạo ra hoặc một thảm họa thí nghiệm vật lý. Tương tự như vậy, một vài sự kiện tự nhiên cũng có thể là những nguy cơ tận thế, bao gồm một dịch bệnh chết người, va chạm với một tiểu hành tinh hoặc sao chổi, hiệu ứng nhà kính và sự cạn kiệt tài nguyên. Ngoài ra Trái Đất cũng có thể bị một dạng sống ngoài hành tinh xâm chiếm.[18] Tuy nhiên việc tính toán khả năng các sự kiện trên xảy ra là rất khó nếu không muốn nói là bất khả thi.[8][9]

 

Trong trường hợp loài người tuyệt chủng, các công trình nhân tạo sẽ bắt đầu đổ nát. Những công trình lớn nhất có chu kỳ bán rã khoảng 1.000 năm. Nhiều khả năng các hố mỏ lộ thiên, các bãi tập kết rác lớn, các con đường cao tốc, các con kênh và các con đập đất đầm nén sẽ trở thành những công trình cuối cùng còn tồn tại. Một vài công trình khổng lồ làm bằng đá như các kim tự tháp Giza hoặc tác phẩm điêu khắc ở núi Rushmore có thể sẽ vẫn tồn tại sau một triệu năm nữa.[9].

GIẢI PHÁP NÀO CHO LOÀI NGƯỜI

  • Biến đổi khí hậu:

+ Cây xanh:

Trong các diễn đàn chính trị, kinh tế, văn hóa … đều đã phải nhắc tới cụm từ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. Hàng ngày nhiều cá nhân, tập thể, chính thể không ngừng kêu gọi sự thức tỉnh của Nhân loại với vấn đề này.

Môi trường sống Tự nhiên của hệ sinh thái Trái đất đang dần đi vào suy thoái nặng nề – điều đó có hậu quả thế nào với tất cả động thực vật và con người trên trái đất thì chúng ta không cần bàn cãi.

Dân số thế giới là tổng số người sống trên Trái Đất. Vào ngày 20 tháng 09 năm 2020, dân số trên Trái Đất ước tính khoảng hơn 7,825 tỉ người.

Chúng ta hãy cùng nhau thống nhất 1 dự án “10 cây xanh lâu năm” trong mục tiêu 2 năm dân số nhân loại. Dự án này đơn giản với tất cả chúng ta.

Mục tiêu trong 2 năm, mỗi người trên 8 tuổi trong phải tự tổ chức trồng được 10 cây lâu năm (bất kể cây gì và phát triển tối đa cao trên 2.5m). Từ thành thị đế nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi cao, hải đảo … bất kỳ địa điểm nào có thể trồng cây là chúng ta trồng, Việc chăm sóc có thể là con người hay tự nhiên.

Hãy coi đó là trách nhiệm đầu tiên của đời người với Trái đất thân yêu của chúng ta.

Phần còn lại, các doanh nghiệp, cách tổ chức, đoàn thể phải có những con số cây trồng lớn hơn trong quá trình hoạt động của mình.

+ Năng lượng:

Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch.

Ưu tiên các dự án động cơ lượng tử phản trọng lực. Rất nhiều dự án, phát minh của các nhà Khoa học của các quốc gia đã có nhiều nghiên cứu thiên tài trong vấn đề này. Hay tận dụng tối đa kiến thức đó để phát triển xã hội bền vững.

+ Phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững với môi trường.

+ Đô thị sống: Khi sự phát triển của Khoa học Lượng tử, với máy tình Lượng tử, Động cơ lượng tử phát triển đạt mức phục vụ trực tiếp cho đời sống dân số Thế giới thì vấn đề sống sẽ không cần thiết tập trung tại đô thị – sẽ có trào lưu phân tán trên bề mặt trái đất. Cũng như hạn chế tối đa sự tác động vào môi trường tự nhiên.

HÃY CHUNG TAY CHỮA LÀNH TRÁI ĐẤT KHI CÒN CÓ THỂ

1 comments for "TƯƠNG LAI CỦA TRÁI ĐẤT"

  1. Tháng Mười Hai 08, 2022 at 03:27 sáng

    I get pleasure from, lead to I discovered exactly what I used to be having
    a look for. You have ended my 4 day long hunt! God Bless you man. Have a nice day.
    Bye

Comments are closed.

Scroll
+84867119768