7 – DAO CẦM VÀ OAN KHÚC NGÀN NĂM

7 – DAO CẦM VÀ OAN KHÚC… NGÀN NĂM!
Vào khoảng 6000 năm trước… Ở vào giới hạn của giai đoạn mà ta có thể hình dung qua lăng kính văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ!
Trong buổi bình minh của thời kỳ hồng hoang. Do yếu tố thời gian luôn xóa nhòa mọi ranh giới trong chu kỳ thứ tư, bất kể tính tới tương lai hoặc trở về quá khứ! Điều này khiến nên mọi tư duy nơi đỉnh cao của nhân loại, cũng khó lòng phân định tỏ tường mọi sự việc cho được. Tuy nhiên có một quy luật là; Chân lý và sự thật mãi mãi vẫn còn đó. Chẳng qua những chân lý cũng như sự thật đó bị huyễn mị, lẫn lộn và chôn vùi cùng biết bao điều vô tình và cố ý.
Ta sàng lọc những sự kiện đó như sau:
Trong tất cả những cuộc tranh cãi về thuở ban đầu xưa nay từ các nhà sử gia, học giả nói chung. Luôn luôn có 3 yếu tố nổi bật lên trên hết mà hầu như không ai nhận ra được như:
Thứ nhất; Bộ tộc Phục Hy với họ Khương.
Thứ hai ; Bộ tộc Hoàng Đế với họ Công tôn.
Thứ ba ; Bộ tộc Xi Vưu với họ Hồng Bàng.
Rõ ràng ba bộ tộc này là hoàn toàn tách biệt ngay từ thuở bình minh của lịch sử khu vực giao tranh này. Khởi thủy, Hoàng Đế vốn là người Mông Cổ. Họ sống du mục, săn bắn khắp trên toàn miền quá khứ đó. Rồi nên mới có việc tràn qua xâm lấn các bộ tộc nông nghiệp định cư là Phục Hy. Họ còn có “ký gửi” danh khác trong ngăn kéo niên giám lịch sử khu vực này là Hoa Hùng. Lịch sử chép; Khi Hoàng Đế dứt được dòng của tộc Phục Hy vào thời Thần Nông. Ta xem xét một vài sự thật ra trong trận chiến khởi sử đó là trận Phản Tuyền. Nghe đâu trong trận này thì Đế Du Võng, thuộc đời thứ 8 của Thần Nông bại trận chứ không phải là Thần Nông! Đến đây thì chấm dứt dòng Thần Nông là dõi tộc của Phục Hy.
Ta thấy sử sách đều có chép lại là: Khi hoàng Đế cử binh đi đánh Xi Vưu. Có hội chư hầu ở Cối Kê! Ta buộc phải hiểu “chư hầu” ở đây có nghĩa là dòng tộc của Thần Nông đã được thu phục trước đó mới được. Sau hẵng nói đến trận Trắc Lộc và Xi Vưu. Và sau khi đã định được Xi Vưu, gồm thâu thiên hạ về một mối. Dĩ nhiên đã là dân một nước thì:
Ba họ kia có thể kết giao, qua lại và hòa huyết với nhau là lẽ đương nhiên. Rằng nếu họ Khương của Phục Hy hoặc họ Hồng Bàng của Xi Vưu gả con cho họ Công tôn của Hoàng Đế thì gọi là Hoa Trung. Ý tại “trung hòa” giữa hai tộc của Phục Hy và Xi Vưu mà ra. Bằng như họ Hồng Bàng cưới về thì gọi là Hoa Thượng. Cầm bằng họ Khương cưới về thì được gọi là Hoa Hạ.
Cho nên ta thấy:
1. Họ thuộc về Phục Hy = Hoa Hạ.
2. Họ thuộc về Hoàng Đế = Hoa Trung.
3. Họ thuộc về Xi Vưu = Hoa Thượng.
Gốc của từ nguyên Trung Hoa là từ Trung Hòa mà ra. Diễn giải của giai đoạn này, cho chúng ta biết được sự lầm lẫn từ ngàn xưa đến nay của tất cả các sử gia cũng như học giả về Trung Hoa. Gốc phát tích được tính từ Núi Thái Sơn nếu ta lấy nơi đây làm mốc luận. Vậy dòng sông bên tả hình thành nên dòng Dương Tử, vốn là nơi mà dòng Xi Vưu định cư. Dòng sông bên hữu là Hoàng Hà, là nơi sinh sống của dòng Phục Hy. Và Hoàng Đế thống nhất, lấy đồng bằng Trung Nguyên làm bản địa.
Từ đây ta xét; Nếu một số học giả cũng như sử gia cho rằng người Việt sống ở bờ nam sông Dương Tử. Thì người Hán phải sống ở về phía bờ bắc sông Hoàng Hà mới đúng. Do Tính từ bờ Bắc Dương Tử và bờ Nam Hoàng Hà là do tộc của Hoàng Đế cát cứ, thuộc Trung Nguyên của người Trung Hoa vốn là Mông Cổ chứ không phải người Hán. Vấn đề này phải chờ hội đủ những yếu tố chứng cứ sắp đến nữa. Sau đó tôi sẽ trình bày rõ ràng hơn về những xuất xứ cội nguồn bị lầm lạc. Bởi dòng đề tài này, đang bàn đến vấn đề của cây đàn Dao Cầm, nên có tính liên quan. Những mối liên quan đến một giá trị thực tại kinh thiên động địa hơn, vốn đã bị vùi lấp từ ngàn xưa qua. Hôm nay, nhất định phải được phơi bày tất cả trước kỷ nguyên mới để; Định lại nền móng mới.
Việc gì đến ắt phải đến. Không sớm thì muộn, thời gian nhất định phải thực thi trách nhiệm đó. Và hôm nay, tôi đưa huyền tích của cây đàn Dao Cầm ra trước ánh sáng công lý như sau:
Thuở hồng hoang…
Xi Vưu vốn là thủ lĩnh của bộ tộc Tam Miêu. Bản tính vốn hòa cùng phiêu bồng, mệnh nhập sơn thủy mà ngao du. Tài nghệ của Xi Vưu trong giai đoạn đó, đã được khắp nơi suy tôn là Chiến Thần (Thần Chiến Tranh). Một “anh hùng cái thế” trong thời kỳ đó. Điều này, mãi đến hôm nay; Cận bang Hàn Quốc lẫn Nhật Bản vẫn công nhận và suy tôn. Trong những tháng ngày lãng du trong huyền sử, Xi Vưu thường sở hữu bên mình một nhạc cụ được gọi là Tiêu Khúc!
Dĩ nhiên với một lãng tử như thế, những khúc tiêu thường vang lên trên toàn miền lịch sử, vào những đêm trăng thanh để trải lòng nơi viễn xứ… Một tuyệt cảnh phiêu bồng, “sắc nét”. Điều sắc nét này, hoàn toàn làm lu mờ hình ảnh khắc họa tay cao bồi với cây acmonica của miền viễn tây, là ăn chắc.
Thuở gây hình, Thiên Tạo đã dựng nên một kiệt tác của thiên nhiên là; Tạc cho một bộ tộc khác sở hữu cây đàn Dao Cầm! Một bộ tộc của một dòng người Tiên! Đó chính là bộ tộc Cửu Lê, với vị thủ lĩnh là Tiên Huyền Nữ! (Cửu Thiên Huyền Nữ). Hóa công khéo lá lay, bày đặt cho tiếng Dao Cầm của Tiên Huyền Nữ, khéo rơi vào tai của kẻ lãng tử Xi Vưu trên dọc nẻo miên du…
Không phải bức tranh tả cảnh… trai anh hùng gặp gái thuyền quyên nữa. Mà là một bức tranh siêu thực của Chiến Thần và Tiên Nữ! Hiễn nhiên, Chiến Thần phải xiêu hồn, lạc phách theo tiếng đàn của Tiên Nữ thôi đấy nhé. Điều đó ta dễ biết và quen gọi với hai từ khó hiểu: Định Mệnh.
Và rồi việc sẽ đến là Khúc Tiêu của kẻ lãng du, trong một họa cảnh của buổi bình minh, Tạo Hóa lại vẽ thêm nét trăng thanh của quá khứ! Khiến nên hòa Điệu Dao Cầm với Tiên Nữ là ý thiên định. Sự hòa duyên thiên định đó, đã sinh ra dòng Bách Việt trong cội nguồn lịch sử xa…
Nguyên nhân trên đây chính là nguyên do tại sao sử sách cứ không nhất định được; Khi thì cho Xi Vưu là thủ lĩnh Tam Miêu, lúc lại gọi là thủ lĩnh Cửu Lê. Họ cứ tranh cải nhau mà không biết cội rễ này. Tất nhiên Xi Vưu là thủ lĩnh của bộ tộc nào cũng đều đúng cả.
Khi Hoàng Đế thôn tính dứt Thần Nông. Hoàng Đế đã phát hiện ra những giá trị vô giá của hai bộ tộc này, rơi rớt trong bộ tộc của Thần Nông từ Phục Hy “chép lại” những…, vân vân các cái. Một trong những giá trị đó, có cây Dao Cầm! Và đấy cũng là lý do mà Hoàng Đế đã ôm tham vọng lẫn mưu đồ đánh chiếm Xi Vưu.
Thế nhưng, vì nguyên cớ nào mà Hoàng Đế dám cả gan dấy binh đối địch cùng một vị Thần Chiến Tranh như thế!? Điều này tôi sẽ trình bày minh bạch, chi tiết trong một chủ đề khác. Một di bảo của dòng Bách Việt mà Hoàng Đế bằng bất kỳ giá nào cũng phải chiếm lĩnh cho bằng được. Riêng chủ đề này thì chỉ bàn về cây đàn Dao Cầm mà thôi. Bởi tính liên quan, nên có ít nhiều phải đả động đến.
Và Hoàng Đế đã lập mưu khống chế Tiên Huyền Nữ, chiếm đoạt cây Dao Cầm để hòng chiêu dụ Xi Vưu. Do tính lãng tử cũng như tiếng Dao Cầm làm say hồn Xi Vưu mà nên duyên ngày đó mà ra. Lịch sử sau này có mô phỏng lại trong giai đoạn của giống nòi từ Xi Vưu là: ” Ta vốn là giống Rồng, nàng vốn là dòng Tiên, rất khó sống chung lâu dài với nhau được…”. Bởi nguyên do đó, nên mới có cơ sở để Hoàng Đế lập mưu giam cầm được Tiên Huyền Nữ, thừa lúc Xi Vưu vắng bóng.
Chúng ta, người Việt hôm nay. Nhất định không được phép quên rằng: Tướng tinh của Xi Vưu vốn là Long Thần (Thanh Long). Và tướng tinh của Tiên Huyền Nữ vốn là Thần Quy (Huyền Vũ). Hai linh vật tạo nền móng vũ trụ. Thật bất hạnh thay cho những ai là kẻ đã từng bị lạc mất cội nguồn giống nòi đó. Hôm nay nhất định phải nhìn lại, để phải đứng thẳng, và phải hơn nữa; Vươn vai gánh vác non sông, đối đầu trong thiên hạ mà đón vận hội mới của dân tộc.
Kể từ giai đoạn này của những luận giải đã được trình bày. Chúng ta có thể suy diễn tiếp như sau:
Xét về Chiến Thần Xi Vưu; Phàm là một du thần lãng tử. Thân cưu danh Chiến Thần mà mọi người suy tôn. Vai đeo mang Tiêu Khúc. Đỉnh đầu chải tuyết sương, gót chân lướt gió phiêu bồng. Ắt đó không phải hình bóng của một ác thần cho được. Lại càng không hề có khái niệm giả danh cho một mẫu đức tính như thế bao giờ cả. Nhạc, vốn chỉ xuất phát từ những tâm hồn bay bổng hòa cùng cái đẹp của tâm hồn lẫn vạn vật trong vũ trụ. Nhất là khi kết giao cùng Tiên Huyền Nữ của tộc Cửu Lê. Cái lý của “tạo vật” được thể hiện ra ở hai nhạc cụ là Tiêu Khúc và Dao Cầm rồi. Và “tác nhân” ở Chiến Thần và Tiên Nữ. Với tất cả sự tổng hòa chân – thiện – mỹ đó, vốn được kết se từ bàn tay của Tạo Hóa. Nên kết luận đó đã được lịch sử định nghĩa với hai chữ Thần Tiên.
Ta xét thấy âm điệu của cây đàn Dao Cầm, chỉ với một mục đích là tấu lên sự hòa điệu của muôn vật trong cảnh yên bình mà thôi. Năm dây đại diện tính của ngũ hành mà ra. Ngũ Hành vốn lại là 5 điều kiện chuyển tiếp, đắp đổi để sinh thành vũ trụ vạn vật.
Điều này phản ảnh Khúc Nam Phong mà vua Thuấn đã từng dụng để trị nước. Ta xem sử đã ghi rằng Khúc Nam Phong đã khiến nước thịnh trị thái bình đến đỗi: Người đi, thú dữ phải nhường đường. Tối, chó không tiếng sủa. Ngày nắng, đêm mưa. Lúa trổ hai gié… Ta thấy tiếng Dao Cầm đã khiến con người, muông thú, cỏ cây, khí hậu nhất lượt hòa điệu hóa công trong nhịp sinh hóa đồng diễn đạo. Đến Nhiếp Chính và Kê Khang về sau, có muốn khởi ác ý từ Dao Cầm, cũng đành phải thất vọng mà không hiểu được nguồn cơn.
Cái ác mống tiềm ẩn trong Dao Cầm lại có xuất phát mộng từ ác vọng của Hoàng Đế gửi vào dây Sát là dây thứ 6 mà ra cả thôi. Tuy nhiên, khi đạt được tham vọng ngày đó. Ta Thấy Hoàng Đế cũng có chiều hối hận, nên đã tháo dây thứ 6 ra mà giấu đi rồi. Điều này phản ảnh ở cây Dao Cầm mà Nghiêu đã tặng cho Thuấn. Cùng với lời dặn dò thế hệ mai sau từ Hoàng Đế là phải lo cho Lê Dân! Lê Dân ở đây ý là ám chỉ vào Dân Tộc Cửu Lê. Sở hữu chủ của Cây đàn Dao Cầm nơi Tiên cõi. Một oan khốc lay chuyển cả thiên tâm địa dạ. Khiến nên nẻo đạo phải phủ mờ, lạc lối chân lý suốt bao ngàn năm trôi…
Điều bi ai đong đầy đau thương bấy nay ở chỗ: Đối với dòng Âu Lạc; Một đại đa số người Việt hôm nay, không biết Xi Vưu là ai! Một tiểu thiểu số có biết. Nhưng họ dường nghi hoặc, lại dường mơ hồ hơn, về vị Thần Nhân này trong lịch sử!!
Tôi khẳng định rằng:
Cây đàn Dao Cầm đó chính là di chỉ của giống nòi Rồng Tiên, đã trao truyền về tới thế hệ Âu Lạc Việt trong Bách Việt tại thời điểm đương đại. Khúc Tiêu Dao đó của dân tộc, sẽ được tấu lên những giai điệu thái hòa trong kỷ nguyên mới. Điều đó minh chứng rằng; Dao Cầm chính là di bảo của nòi giống này. Chưa một ai xưa nay, đủ để tấu lên những tuyệt kỹ Tiêu Dao tiềm lạc đó cho nổi được!
Một sự kiện điển hình, bước ra từ huyền sử, minh chứng:
Thạch Sanh, một di dõi thuộc dòng Âu Việt, đã từng; Bãi binh 18 chư hầu! dưới ngón đàn Dao Cầm trong quá khứ lâu của nền Việt Sử xa.
Để trước lúc phục khởi được tiếng đàn Dao Cầm cất lên khúc khải hoàn cùng chân chủ dòng Tiên Rồng. Ta nhất định phải biết âm thanh để kết tạo nên bản cộng giao Tiêu Khúc Dao Cầm đó vốn từ tinh hoa của Kinh Dịch. Một Thiên Bảo mà Tạo Hóa đã trao cho Người Việt vào một trong những buổi bình minh, thuở Người gây hình tạo hóa. Và những giá trị thực tại tiềm ẩn trong Kinh Dịch, chưa một ai đủ để hiểu được cho đến tận thời điểm hôm nay. Loạt bài sau, tôi sẽ vì oan khiên của giống nòi ngàn năm. Quyết quét sạch rêu bụi, phủ lấp chân giá trị của Kinh Dịch suốt hàng ngàn năm qua.
Kết luận:
Trên bình diện địa cầu: “Chỉ có duy nhất Dân Tộc Kinh, mới đủ khả năng Khảo Kinh mà thôi!”. Đó là Thiên Định.
Bởi; Ngày phán xét, đã đến…
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Scroll
+84867119768