84 – THAM THIỀN KHẢO

84 – THAM THIỀN KHẢO.
Thiền!
Không biết từ bao giờ, khái niệm này đã gắn liền với Nhà Phật?! Bởi một khi nghe nhắc đến hai chữ Tham Thiền. Hầu như ngay lập tức, ý niệm khởi phát đầu tiên trong tâm tưởng của chúng ta, ai ai cũng đều nghĩ như thế. Nếu như ta quan sát trên bình diện tôn giáo. Thì hầu như bất kỳ giáo phái nào cũng đều có một pháp Thiền chứ không riêng gì Phật giáo cả.
Tuy nhiên, trong bài viết này. Chúng ta chỉ giới hạn trong phạm vi cái biết chung đơn thuần của đại đa số cộng đồng tại Việt Nam hiện nay thôi nhé. Thuộc những gì giản dị, dễ hiểu mà ta thường gọi là bình dân. Vì thế, nó chỉ có tính sơ lược. Ngay sau khi hết đề tài khoa học. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết và bàn vào sâu hơn. Theo quan điểm như thế. Chúng ta cùng tham khảo: Cũng theo như lệ cũ là từ đơn giản nhất, dần đến phức tạp nhất, là dừng lại các bạn nhé. Tiếp tục nữa là loạn mất!
Lưu ý chung: Những gì trao đổi dưới đây, không phải là tôi hướng dẫn hay khuyến khích mọi người nhập thiền như thế để đắc đạo bao giờ cả! Mà chỉ có tác dụng khả quan hơn mọi phương pháp mà trước đây các bạn đang hành thiền thôi. Lại chú ý và phân biệt một cách rõ ràng ra là; Chỉ Tham Thiền thôi. Nếu ai đó có ý phiêu lưu mà Du Thiền thì cũng đừng bao giờ mạo hiểm, dẫn đến Nhập Thiền là rất nguy. Bởi lúc đó chúng ta đã ở trong trạng thái được gọi là Thiền Định rồi. Tạo Hóa lại trớ trêu đến nỗi… Mọi sự Thiền Định mà mong đắc đạo xưa nay của hầu hết thế nhân chúng ta đó. Có giá trị chỉ như là Định Thiền, đối với mô hình thực tại Đạo mà thôi!!!
Bởi vì phương pháp Thiền. Còn có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nữa, mới có thể đắc cho được. Ví như có bạn nào nhân vì phúc đức của mình đã nặng gieo bởi duyên lành mà đắc quả (như trị bách bệnh, nhìn xuyên mộ v.v…). Hãy luôn nhớ rằng; Đó chỉ mới là ngưỡng cửa của thực tại Đạo mà thôi nhé. Ngộ nhỡ có ai ngỡ rằng mình đã đắc đạo rồi là hỏng. Từ đó tạo bản ngã tự tôn dẫn đến tự ngã trong hố đen luân hồi…, bất thối chuyển!
Tuy nhiên, không nên vận khí lung tung khi chưa biết rõ về hệ thống Kinh Lạc vận hành ra sao. Rất dễ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma lắm. Bởi hễ gieo nhân đúng, gặt quả tốt. Gieo nhân sai, thành quả xấu. Tùy theo ta có kịp tỉnh ngộ mà sự việc xảy ra ít hay nhiều, lâu hay mau. Bằng như ta mãi cố chấp, tác hại vẫn đeo đẳng mãi mà rất khó tỉnh lại được. Vì thế yêu cầu tuyệt đối:
Tránh hai Tiết Tiểu Thử và Đại Thử.
Thả lỏng toàn bộ ý nghĩ. Không được nghĩ đến việc vận khí, cho dù chỉ là ý nghĩ.
Xả chấp tất cả, không chấp định vào bất kỳ vị trí nào, một khi ta đã quen thở sâu để Du Thiền.
Tuyệt đối tránh Luân xa số 1. Vì đây chính là nơi nguy hiểm nhất. Nó được mệnh danh là Hỏa Xà, Lửa Tam Muội v.v… Thực tại bản chất của nó là kích hoạt Lửa dâm dục bốc lên mà không cách gì có thể ngăn chặn nổi được. Gây họa cho xã hội là tất yếu. Những sự việc này sẽ bàn sâu vào chi tiết sau này mới được (khi đã hiểu thấu về nó).
Thống nhất thế, chúng ta cùng du khảo nhé;
… Khi vừa bước qua Cửa Thiền (Thiền Môn) để thâm nhập vào lãnh địa của Xứ Thiền nói chung. Hầu hết mọi người đều phải chú ý và quan tâm đến hơi thở là đầu tiên. Chính điều này, đã đánh lừa tư duy của hầu hết thế nhân là phải định tâm vào hơi thở! Các bạn thấy đấy. Ngay từ bước chân đầu tiên, thế nhân đã bị thế giới hư hư, thực thực này đánh lừa ý thức, dẫn đến sai lạc quan niệm hết cả rồi!! Điều tai hại này, không biết từ bao giờ; Nó đã trưởng thành thành quan điểm, rồi lại hình thành thành thành kiến!!! “Nhập nhằng thế đấy”.
Lược Trích lời Chúa:
“Ta đặt trước ngưỡng cửa thiên đàng một hòn đá tảng. Bất cứ ai bước ngang qua đó, cũng đều phải vấp ngã”. “!?”.
Nói chung cho mọi phương pháp xưa nay đều phải ngậm miệng lại, đầu lưỡi chạm nướu trên, sát chân răng. Vì có chung quan điểm là nối liền hai mạch Nhâm và Đốc. Điều này ta có thể mường tượng giống như đóng công tắc để nối dòng điện hai chiều vậy (điện nhà). Nếu ta nối đúng, đèn sáng. Bằng như nối sai, hoặc quá tải là “chập mạch”. Đơn giản thế. Và trong quá trình Thiền là quá trình hình thành dòng điện… (nhân điện).
Vậy khi ta thở mà hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cũng giống như dòng điện xoay chiều (điện đường). Một đóng, một mở. Thế nên khi nóng quá thì tự tắt, khi đủ nguội thì tự sáng. Cứ thế mà không hề sợ “chập mạch”. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình huống quá tải là khi ta nạp đủ khí mà không biết. Lại cố tình vận khí lung tung là quá tải ngay thôi, “lại chập”!!!
Vậy ta sẽ được hiểu một cách đơn giản là thời điểm của thời gian mà ta đã chọn để hấp thụ đó (sáng chiều). Nó không quá dương hoặc không quá âm mà là đắc Trung hòa. Động tác một hô – một hấp, cũng tác động mà cân bằng giữa luồng khí trung hòa. Quen dần, vẫn không hề phải lo là quá dương hay quá âm gì ở đây cả. Ta đã loại tối đa yếu tố tẩu hỏa nhập ma rồi, cho dù có lỡ sai lạc trong suốt quá trình tham thiền. Và lại, ở đây là ta theo nguyên lý thứ hai của Maxwell và Faraday. Có nghĩa là Từ sinh ra Điện, trong đó thì Trường là yếu tố nối đến dẫn.
Và từ đây suy ra; Từ – Trường, vốn được sinh ra ở Khí. Vậy Khí, có ở khắp trong không gian. Và tùy từng thời điểm của Thời Gian mà Trường tụ và tán xứ tại địa phương đó. Ví dụ; “Thời Điểm” là cơ cấu độc lập cơ bản, tiềm ẩn trong cấu trúc của Thời Gian toàn phần. Vì vậy Thời Điểm có nghĩa là Thời Gian hoặc yếu tố Thiên trong hệ thống Tam tài. Và “Địa Điểm” chính là Không Gian, thuộc yếu tố “Địa” trong Tam Tài. Vậy luận giải này cho ta thấy rõ yếu tố “Nhân Điểm” trong hệ thống Tam Tài, chính là để xác định “Vị Trí” nào trong toàn miền của không – thời gian đó. Sự phát triển hiện nay của nhân loại chúng ta là chưa xác định được vị trí của “Chất Điểm” ở đâu trong mô hình của không – thời gian đó cả. Chưa!
Thế nên; Ta mới có thể chợt “hốt ngộ” ra được rằng; Làm gì có chuyện tham thiền mà đắc đạo như xưa nay thế nhân chúng ta từng nghĩ như thế cho được. Tóm lại: Tư duy của nhân loại chúng ta chưa đủ trưởng thành để làm lễ phối ngẫu cho Không gian và Thời gian. Thế nên trong tư duy chung chưa có sự kết tinh để hoài thai một ý niệm vị trí có tên là “Chất Điểm” để xác định cho được. Nó chưa được sinh ra kể từ trước khi học thuyết này cất lên tiếng khóc chào đời cùng nhân loại! ( Trích lại; …Tiếng khóc đó, khó chịu lắm lắm. Bởi nó có âm giống như Tiếng Sấm vậy)!!!
Các bạn thấy qua những rắc rối, lằng nhằng những lý giải ở trên, đã đan xen như một mạng lưới đó. Chúng ta cũng phác thảo được một cái nền móng tương đối cơ bản về Khí. Bởi vì nếu muốn tham thiền thì đầu tiên là tập thở. Thở có nghĩa là phải hấp thụ Khí. Thế nên đối tượng Khí này nhất định phải được mổ xẻ và nhận định trước tiên như thế là hoàn toàn chính xác. Đối với quan điểm của Phương Tây thì khái niệm Khí này còn lạ lẫm và rất mơ hồ chung chung lắm. Nhưng với quan điểm của phương đông chúng ta thì; Các bạn cũng biết được nó gồm có tất cả đến 6 loại Khí khác nhau cơ!
Điều này có nghĩa là cơ bản Khí có 6 loại Trường, luân chuyển mà thay nhau tụ và tán khí trong mô hình của Không – Thời gian đó! Nôm na là nó có Thanh Khí, Trọc Khí và Tạp Khí. Và cứ mỗi thành phần Khí này cũng đều có hai tính khí âm và dương như nhau! Vậy, ta có đủ ý thức rằng mình đang Thiền và định hơi thở trong dạng khí nào có khí chất đồng với ta hay không? Tôi không ngần ngại mà trả lời luôn là hoàn hoàn không.
Vậy thời điểm thì các bạn đã xác định cùng tôi là giờ Mão và Dậu rồi nhé. Vấn đề là khi ta đã biết và hiểu rõ như thế. Ai có khả năng để lay động quan điểm đã lập trường như thế về Thiền hay Đạo nữa hay không? Bằng như ai đó hiểu thấu để luận bàn đến, cũng chỉ có thể bồi đắp kiến thức thêm cho vững vàng hơn thôi. Không thể xô đổ nền móng đó của tự nhiên cho được. Ắt vị đó cũng đủ để được gọi là Minh Sư rồi vậy. Kỳ dư, các bạn cũng đủ để nhìn ra là họ chỉ tự biện quanh. Bấu víu mớ ngôn ngữ vụng cùng sự chết đuối quan điểm giữa biển cả thực tại tri thức chung mà thôi.
Lược quan điểm lại thêm lần cuối. Các bạn dễ dàng nhận thấy được rằng; Trong 6 loại Khí đó, nó đều sản sinh và mang nguồn năng lượng riêng, khác nhau trong nó mà ta gọi là Trường. Tùy vào từng Thời điểm của thời gian mà nó tụ xứ và tán xứ trong từng miền không gian riêng biệt toàn vùng. Vậy khi Khí tán xứ thì ta gọi là Vô Khí. Và lúc Khí tụ xứ thì ta gọi là Tụ Khí. Thế nên ta mới nghe những khái niệm như Hưu tù, Vô khí. Hoặc như Khí rời, Khí tuyệt mà các học thuật Thái Ất thường dụng đến. Từ đây suy ra: Khí rời có nghĩa là tán Khí. Khí tụ có nghĩa là Đắc Khí. Và Khí tuyệt là Vô Khí vậy. Thế nhưng trong các khái niệm tưởng chừng như mơ hồ đó lại còn có phân ra là: Chính khí, Tà khí và Tạp khí nữa! Đó chính là Khí Thanh, Khí Trọc và Khí Nhiễm rồi vậy.
Thế nên cho dù ta có thiền, thì biết lúc đó ta hít thở (hấp thụ) phải loại tính khí nào trong đó? Trong khi những Khí đó, luôn vận hành đúng thứ tự một cách trật tự tự nhiên như hệ thống số trong Ma Trận vậy. Thế nên mới có câu là Khí Số. Và cái Mệnh số mà Tạo Hóa đã định số và an bài nào đó. Một khi Khí Số đã tận là bởi đã vận hành hết một chu kỳ cuối của nó rồi. Là chu kỳ của Thời gian đã vận hành đến Thời điểm mà Khí số đó đã tận. Hoặc thời điểm mà Khí Số đó có mang nguồn Năng lượng mà ta gọi là Phần Số đã định.
Đấy là chưa nói đến ta đang cố hấp thụ cái… Hữu Khí mà thành ra Vô Khí nữa kia! Bởi nó không phải Linh Khí thì lấy đâu mà Cảm để Ứng cho được! Chúng ta đã liễu ngộ được câu “Đạo cao” lắm rồi đấy các bạn ạ. Và tất cả những yếu tố mà chúng ta vừa bàn thảo qua đó. Cũng chính là lý do tại sao tôi khuyên các bạn đừng cố Thiền. Bằng như nếu có, thì chỉ nên thả lỏng mà thôi. Và đó cũng chính là câu vạn pháp trong một pháp. Mà bất kỳ một pháp nào cũng có giá trị vô biên luận là vì thế. Đó mới là thực tại bản thể Đạo. Đạo chỉ ở nơi đỉnh cao chót vót của tư duy khoa học của nhân loại chúng ta mà thôi.
Để theo đúng cái luật mà Tạo Hóa đã định số như thế. Ta xét thấy; Tất cả các phần số là như nhau. Tạo Hóa không thêm hoặc bớt đi của bất kỳ Mệnh số nào ở đây cả. Do chúng ta mê muội, không biết được tận nẻo Cùng – Thông mà cứ mãi than Trời, trách Đất mà đổ cho số phận! Nếu có chăng, đấy cũng lại bởi sự cố chấp, tham lam trong u minh của con Người tạo ra, khiến nên ngăn cản mà gây trở ngại rồi ra lầm lạc cả thôi.
Thế nên, các bạn chỉ nên xử cái Thế cục này trong lúc tiếp tục Tham Thiền hiện nay là thả lỏng tất cả. Chỉ mong là thanh thản, trầm tĩnh, giữ sức khỏe. Thậm chí dưỡng một số sinh khí để điều hòa một số bệnh lặt vặt là tốt nhất thôi. Thống nhất như thế. Chúng ta tiếp tục dấn thêm một vài bước nữa như sau:
Vì lý do tập thở, thế nên chúng ta tốt hơn hết là tập trung tại vị trí của Đan Điền thôi nhé. Vì nó vốn có tên khác nữa là Khí Hải, nên Khởi Thủy hay Khởi Nguyên tại vị trí này là đúng cho đại đa số chúng ta rồi. Khi ta tập thở như thế, đồng nghĩa với ý nghĩ chúng ta đang tập trung tại đó. Khi nào đã quen, chúng ta thả lỏng ý nghĩ luôn đi nhé. Do yêu cầu của Thiền là phải tĩnh tâm. Ý nghĩ còn đang tập trung để nhiếp hơi thở như thế là vẫn còn đang động ý nghĩ rồi. Phải buông xả ý nghĩ luôn mới được.
Thế nhưng khi ta buông ý nghĩ thì phát hiện hơi thở sẽ loạn ngay! Ví như nó đứt quãng, không đều… Ý nghĩ tập trung bắt nó đều lại thì nó êm đi. Thế nhưng ý nghĩ lại động mất rồi! Trạng thái lúc này, ta sẽ phát giác các giác quan bao gồm là Thính, Thị, Vị, Khứu, Xúc giác đồng loạt quấy phá mà không cách nào dẹp yên cho được. Bởi vì ta đã chạm đến được sào huyệt của Ngũ Tặc rồi. Nó sẽ đồng loạt nổi lên ở khắp nơi mà nổi loạn ngay.
Nếu ta đang dùng ý dẹp hơi thở là Khứu Giác thì giặc Thị giác sẽ động. Khi ta quay sang trấn an Thị giác thì giặc Thính Giác nổi lên. Ta lại thu phục Thính Giác thì giặc Xúc giác bắt đầu khởi. Quay qua Xúc giác thì cuối cùng là Giặc Vị giác quấy… Cứ thế mà Ngũ Tặc nổi lên quấy phá, gây rối loạn khắp cả Tiểu Vũ Trụ. Cho dù ý thức có dẹp yên cái loạn của đám Ngũ Tặc này đi chăng nữa. Xét trong một chừng mực nào đó của ý thức thì ý nghĩ vẫn cứ phải cơ động miệt mài! Làm sao mới có thể tĩnh tâm cho được. Bằng nếu như các bạn tham thiền mà chưa đối diện với đám Ngũ Tạc này quấy phá. Ắt các bạn chưa có thể đi đến đâu trong thế giới Thiền này hết cả. Chỉ khi nào các bạn xâm phạm vào đúng lãnh thổ của nó, thì lúc đó nó mới nổi lên mà cho nếm mùi lợi hại thôi. Bằng như không xâm phạm đến, ắt không biết đến Ngũ Tặc này khiếp cỡ nào đâu.
Chỉ khi nào đã rơi vào hoàn cảnh cũng như trải qua kinh nghiệm này. Các bạn mới bắt đầu ý thức được việc phải tìm cho ra vị Tướng nào đó, đủ khả năng để thu phục đám Ngũ Tặc này. Đó chính là Thính Giác.
Lúc này, các bạn hãy dùng phương tiện Thính Giác lắng thử xem sao. Quả thật, có đi mưa rồi mới biết lạnh. Hoặc cùng nghề thì mới biết người trong cuộc nói gì. Chỉ lúc này, các bạn mới ngộ được câu dạy của Phật Thích Ca khi xưa là; “Mười phương tam thế các chư Phật, đều lắng bằng tai. Không hề có lối mòn nào khác”. Đó cũng chính là lý do tại sao Phật phân “Công đức” cho Tai là có 12.000 Công đức. Mà quán xét trong Dịch Lý thì Tai cũng thuộc Khảm đấy các bạn ạ. Nhất định nó phải Khai Khiếu ở đấy thôi. Đâu khác được, bởi chân lý là một mà.
Lại còn phải bàn sơ qua đến việc cách ngồi Thiền nữa chứ. Như tôi có từng nói Chúa đại diện cho Cha, Phật đại diện cho Mẹ và tất cả thế Nhân chúng ta, đại diện cho Con. Tạm phân;
Chúa Jêsu là Dương, thuộc Động, là Chân Không. Chết đứng, tượng mở mắt v.v… Có bóng dáng gian nan, nhọc nhằn của người Cha. Phật Thích Ca là Âm, thuộc Tĩnh, là Chân Như. Chết nằm, tượng nhắm mắt v.v… Có hình ảnh từ bi, hiền dịu của người Mẹ. Kinh Thánh của Chúa thì nói đến (Chúa) Thánh – Thần. Kinh Phật thì nhắc đến Phật – Tiên. Vậy, xét về Người thì là yết tố Trung hòa giữa Trời – Đất trong hệ Tam tài Thiên – Địa – Nhân. Vậy Kinh Dịch vốn là của Thần – Tiên. Là hai tên ghép chung trong Kinh Thánh là Thánh – Thần và Kinh Phật là Phật – Tiên rồi vậy.
Chúng ta, Người Việt vốn lại là giống nòi của Thần Tiên với Kinh Dịch của Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ, đã từng bị đánh cắp khi xưa đấy thôi. Tôi khẳng định chắc như thế, không sai một. Và Tạo Hóa khiến nơi thời kỳ cuối tìm lại được mà hòa cùng đất trời theo Thiên Ý đã định.
Do Chúa dặn dò Hòa hợp, Phật nhắn nhủ Đồng nhất. Thế nên tôi đã hòa và đồng nhất giữa cách đứng của Chúa với cách ngồi của Phật mà ra thế; “Nửa đứng, nữa ngồi”! Các bạn hình dung xem…; Đó chính là cách ngồi trên ghế và buông hai chân chạm đất. Đó cũng chính là cách ngồi của Thế Nhân. Dung hòa giữa Trời và Đất, giữa Chúa và Phật. Bảo đảm vẫn đáp ứng “Đầu đội Trời, Chân đạp Đất” mà nhìn thẳng vào khắp cả thiên hạ.
Bởi ta lại phải xét tiếp trong vạn sự nữa. Vì tôi đã thường nói cùng các bạn là; Chúng ta đã thật sự tìm Đạo chưa? Bởi nó nằm trong vạn sự việc khắp vũ trụ. Không phải chỉ trong Lịch sử, Văn hóa, Kinh Điển mà là kể cả những câu ca Bà ru Cháu trên cánh võng, Mẹ ru Con từ thuở nằm Nôi kia. Thậm chí đến côn trùng, cỏ cây nữa. Bởi bản thể Đạo vốn nằm trong vạn vật.
Vậy, ta lại phải dụng đến sở trường của giống nòi dân tộc Việt chính là Kinh Dịch, để mà tiếp tục truy mối Đạo còn đang tiểm ẩn tiếp nhé (Tuyệt nhiên không được Bói đâu đấy). Mà phải là Chiêm Tượng (…xem tượng trời, xét thế đất…). Di chỉ của giống nòi có Mặc Định nơi đầu dòng sử là: Hễ “Kinh” là Vương (Kinh Dương Vương). Thì “Lạc” cũng là Quân (Lạc Long Quân). Vậy một Kinh và một Lạc, phối hợp mới đủ nói lên cái Quỹ Đạo để Khí Huyết vận hành trong toàn Tiểu Vũ Trụ được.
So sánh ra bên ngoài Đại Vũ Trụ. Tôi chỉ tạm bàn giới hạn cùng các bạn trong phạm vi Thiền của bài viết này thôi nhé. Xét trong tất cả mọi pháp Thiền từ ngàn xưa đến nay. Căn cứ vào trục dọc tính từ đỉnh đầu là Bách Hội. Chạy theo trước bụng, xuống Hội âm, vòng qua Trường cường rồi lại chạy phía sau lưng trở lên lại Bách Hội. Đó chỉ tương ứng với hệ thống của Lạc mà thôi. Không phải là hệ thống của Kinh bao giờ cả. Vậy cho dù ta có tài cán đến cỡ Thiên Ma Bách Chiết đi chăng nữa. Nào có đắc được nẻo Đạo bao giờ đâu.
Kinh vốn là hệ thống Dọc, phía trên. Sau mới có thể đổ xuống Lạc là đê ở dưới mà dẫn nước (huyết – khí) ra khắp nơi cho được. Phàm, Lạc thì không cách nào mà đổ nước ngược lên Kinh cho được. Lấy gì mà nói đến Đắc Đạo? Khôi hài làm sao ấy (không tả được, ngượng lắm)!
Không luận hết được. Tôi chỉ tóm lại để kết thúc bài viết này như sau:
12 Kinh, bao gồm 6 Kinh dương đi từ các đầu ngón tay chạy dọc theo má ngoài cánh tay, lên đến bả vai ngoài, là Kinh Thiếu Dương. Tiếp tục chạy phía sau lưng (gần xương sống, vòng tay phải hoặc trái qua trước ngực, dưới nách, ôm với ra sau lưng hết cỡ, là chạm), xuống đến qua hông là Kinh Dương Minh. Và từ đó chạy tiếp phía má ngoài chân, xuống vòng ra sau mắt cá và ra các đầu ngón chân là Kinh Thái Dương. Cả hai bên là 6 Kinh Dương.
Lại tính từ Huyệt Lao cung, vị trí là ở giữa lòng bàn tay, chạy theo má trong cánh tay, lên đến qua nách là Kinh Thiếu Âm. Từ đó lại chạy tiếp theo phía trước ngực (đối xứng Kinh sau lưng) và xuống đến ngang, tương quan với huyệt Đan điền là Kinh Quyết Âm. Từ đây lại tiếp tục chạy theo má trong của chân, thẳng xuống đến Huyệt Dũng Tuyền, giữa lòng bàn chân là Kinh Thái Âm. Cả hai bên là 6 Kinh Âm. Vậy tổng thể là có 12 Kinh cả thảy. (Mười hai bến nước mà ca dao ám chỉ đến).
Các thế bắt Ấn thì để tôi sẽ bàn chi tiết sau. Mà tôi chỉ bàn cùng các bạn rằng: Với cái “Thế Nhân” mà ta ngồi như bình thường trên ghế đó. Chính xác thì trên thạch bàn là tốt nhất. Vì đá vẫn nối thông và dẫn được Khí từ đất lên xuống. Ta xét thấy 6 Kinh Âm đã được nối thông cùng Khí Đất. Và 6 Kinh Dương cũng câu thông được với Khí Trời. Việc còn lại là Con Người nối hai Khí đó giao hòa bằng cách; Để hai tay buông bình thường trước bụng. Một tay ngửa lên, một tay úp xuống. Đặt các đầu ngón tay (sấp, down), vốn và nơi “Khí Đạo” ra của 6 Kinh Dương. Chạm vào lòng bàn tay (ngửa, up) ngay huyệt Lao cung giữa lòng bàn tay để nối mạch cho Khí âm dương giao hòa vào với 6 Kinh Âm mà cùng du hành khắp Tiểu Vũ Trụ nữa mà thôi. Hình thế hai tay giao nhau này, cũng có dáng là hình của Thái Cực.
Lời cuối:
Chúa đại diện cho Dương. Thế nên ta mượn “Thiên Nhãn” để quan sát thấy; 6 Kinh dương trên thân thể của Chúa Jêsu là còn nguyên. 6 Kinh âm đã bị bể hết các huyệt đạo này, do Loài Người gây ra rồi. Thế nên các dấu đinh đóng tên tay và chân của Chúa (kể cả ở vị trí hông), là đã bể các huyệt thuộc 6 Kinh âm đi hết cả rồi. Nó bao gồm các huyệt Lao cung và Dũng Tuyền, vốn là để dẫn Khí âm. Thế nên khi sống lại. Thân thể Chúa không tích tụ được Kinh Âm nên không có Khí Âm. Tất phải Thăng lên Trời là tất yếu thôi. Bởi tính dương là phải Thăng. Chúa ngày đó có muốn ở lại cũng không cách nào được nữa rồi. Tội lỗi đó chính là do loài người gây ra.
Và Phật đại diện cho nguyên lý Âm. Thế cho nên ta quan sát thấy; Cách ngồi của Phật là tất cả các huyệt thuộc Kinh Âm là ngửa lên Trời hết cả! Kể cả hai Huyệt Dũng Tuyền nơi hai lòng bàn chân và hai huyệt Lao cung nơi hai lòng bàn tay đều ngửa cả lên. Tất cả 6 Kinh Dương là không có tác dụng. Thế nên bản Khí vốn là Âm. Nên Phật phải Giáng xuống mà nhập Niết bàn là Tất yếu. Bởi Phật là Âm nên tượng là khi ngồi thì 6 Kinh âm ở các lòng bàn tay và chân phải ngửa hướng lên mà tiếp thêm khí Trời. Chúa là dương nên đứng. Và tượng 6 Kinh với các huyệt âm đều hướng xuống mà tiếp nhận thêm khí Đất.
Nhớ đấy: Thế Nhân chúng ta phải ngồi Thiền đúng với bản thể của Loài Người để còn Dung hòa cả Chúa và Phật đấy nhé.
Chỉ Định:
Hãy chuẩn bị viên sủi Panadol, sau và trước khi muốn đọc lại!!!
Bạn đọc tự do chia sẻ.
P/s: Lưu ý. Bạn đọc đặt câu hỏi nên tách riêng thành một cmt mới, tránh nối tiếp vào câu hỏi của bạn khác nhé.
Scroll
+84867119768